Câu Chuyện Về Qui Hoạch

Q7 Sai Gon Riverside | Cộng Sự : Tác giả rất đúng khi nói về tính hiệu quả kinh tế của một dự án, khi người ta sẽ chi rất nhiều tiền để xây một trung tâm mới, và tất nhiên sẽ là nơi sống của người giàu (vì không người nghèo nào đủ tiền để mua nhà trong một dự án tốn kém như vậy).
Nhưng hỡi ôi, Sài Gòn còn rất may mắn vì sông Sài Gòn chỉ rộng có 300m và phía đông thành phố là cả một vùng công nghiệp năng động. Câu chuyện quy hoạch Hà Nội còn buồn hơn rất nhiều. Người ta định sẽ bỏ ra 40 tỉ dollar trong 20 năm để phát triển đô thị phía bên kia sông Hồng. Người ta ước mơ Hà Nội hay Sài Gòn sẽ giống như các thành phố hai bên bờ sông ở Âu Châu mà quên mất khả năng bao quát thị giác rất khá nhau giữa sông Sein (Paris), vốn chỉ lớn hơn sông Tô Lịch một chút và sông Hồng rộng đến hơn cây số. Liệu một người đứng ở bãi Phúc Xá có thấy được cuộc sống bên bờ kia của sông Hồng. Đó là cái dở về mặt thiết kế đô thị.

Quan trọng hơn nữa, người ta sẽ phải xây đến 5 cái cầu mới bắc qua sông Hồng, mỗi cái sẽ tốn vài trăm triệu dollar, hơn ngân sách của nhiều tỉnh ở Việt Nam –> chí phí tốn kém cho cơ sở hạ tầng –> câu hỏi là với chi phi như vậy, chi phí mỗi mét vuông đất khu dô thị mới sẽ là bao nhiêu? nhà đầu tư nào sẽ bỏ tiền xây những cao ốc cao vút trời xanh (như bản thiết kế) tại một nơi rất xa trung tâm hiện hữu và chi phí hạ tầng tốn kém? và khi xây rồi, ai sẽ ở đó? trả lời: những người giàu nhất Việt nam. Tức là nhà nước sẽ bỏ tiền thuế của dân vào nơi ít hiệu quả kinh tế nhất để xây một thiên đàng cho người giàu.
À, nói chuyện giàu thì phải nói chuyện nghèo, liệu có bất cứ một nơi nào khác ở Việt Nam được dồn nhiều tiền đến thế: 40 tỉ dollar. Làm gì có, tất cả cho thủ đô văn minh hiện đại xứng tầm khu vực. Người ta quên mất khi người ta ưu ái Hà Nội nhiều đến thế, người ta đã bắt đầu xây những khu ổ chuột cho thành phố, nới mà dân nghèo tỉnh lẻ sẽ đến kiếm ăn từ các đại gia thành phố. Nơi hoa lệ nhất thường giấu phía sau những khu dân cư bần cùng nhất. Một mô hình thành phố tư bản nơi luôn có hai thế giới giàu nghèo tách biệt mà các chính trị gia cộng sản luôn hồi phê phán New York hay Chicago sẽ được dựng lên ở Hà Nội.
Hà Nội thực ra đã từng là một thành phố hai bên bờ sông, nhưng không phải sông Hồng mà là sông Tô Lịch, nghe chừng không được vĩ đại cho lăm nhỉ khi nhìn dòng nước đen ngòm của sông Tô. Thành Hà Nội ngày xưa vòng ngoài nằm dọc theo sông Tô. Khu phố “cổ” hôm nay vốn là khi buôn bán phía ngoài thành, ngay ngã ba sông ngày xưa. Là nơi mà hôm nay ta gọi phố Cầu Gỗ, phố Hàng Buồm, Hàng Bè, Hàng Cá,… Người Pháp đã lấp đoạn sông Tô Lịch chảy qua khu phố cổ, nhưng ta vẫn còn cơ hội phát triển thành phố hai bên bờ sông Tô chứ. Mà thực ra thì chúng ta đã làm rồi, một cách tự nhiên và vô tư. Hãy nhìn sàng phía bờ bên kia sông Tô hôm nay xem ta thấy gì? à, những khu đô thị mới chi chít mọc lên ở phía Tây Hà Nội. Chẳng phải vì thành phố muốn vậy mà vì đất ở đó có sẵn, tuyền đất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng cũng dễ dàng nối kết với hệ thống đang có. Rồi nhà nước ta giúp một tay nữa: vì Sea Games ta xây sân Mỹ Đình, và mới đây, vì APEC ta xây Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia. thấy bảo bây giờ nhà nước xây trung tâm hội nghị xong rồi, mới bảo các nhà quy hoạch là điều chỉnh bản quy hoạch cho nó phù hợp! Mẹ, thế thì nhà nước mình hóa ra cũng giống dân mình quá, xây lung tung, chả theo quy hoạch gì cả, mà cứ lấy việc trước mắt để điều chỉnh cái lâu dài.
Ngẫm cho cùng, cái khu Thủ Thiêm ở Sài Gòn hay Đô thị bên kia bờ sông Hồng ở Hà Nội cũng giống như trước kia người ta xây cầu Thăng Long (chả dùng mẹ gì cả, chỉ lấy cái oai là dài nhất Đông Dương và có 2 tầng trong khi cầu Chương Dương kẹt cứng xe), hay xa hơn là các vua chúa xây cung đình. Họ không xây để mang lại lợi ích cho đất nước mà xây những biểu tượng quyền lực.


40 tỉ dollar, nghe nói tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm lúc mới nhận chức cũng có ý định bỏ ra chừng ấy tiền (thu nhập đầu người của nó gấp 20 lần của mình) vào một ý tưởng na ná là xây một thủ đô mới. Rồi phải dẹp bởi dân phản đối quá. Sao không lấy số tiền ấy giúp cho đời sống của dân trong các đô thị hiện tại dễ thở hơn. Ừ nhỉ, sao không lấy sông Tô là điểm giao nhau giữa Hà Nội mới và cũ, sao không lấy chỉ 10 tỉ dollar thôi để chỉnh chang lại Hà Nội mà ta đang có và 10 tỉ còn lại để phát triển cơ sở hạ tầng phía Tây Hà Nội (không cần nhiều, các nhà đầu tư sẽ bỏ phần lớn).
Còn nếu cầm 40 tỉ chạy sang bên kia bờ sông Hồng, Hà Nội cũ, nơ mà tất cả chúng ta đang sống, sẽ 5 thành khu ổ chuột cho những người nghèo, những người không đủ tiền để trả cho việc xây dựng 5 cây cầu mới.

Phụ Trách dự án Q7 Sai Gon RiverSide : 0902 16 10 87 (24/7) nhận ưu đãi tốt hơn .