BĐS NAM SAI GON TĂNG THANH KHOẢN , HÌNH THÀNH ĐÔ THỊ MỚI

Với hạ tầng phát triển vượt bậc, cùng sự đổ bộ của loạt chủ đầu tư trong và ngoài nước, khu Nam Sài Gòn đang dẫn đầu về tốc độ đô thị hóa và tiềm năng thị trường BĐS.

Tâm điểm hạ tầng

Nam Sài Gòn là một trong những khu vực đón đầu dòng vốn đầu tư vào hạ tầng của TP.HCM thời gian qua. Từ năm 2018, khu vực này đã tiếp nhận kinh phí lên đến hơn 115 nghìn tỷ đồng với loạt dự án: Hầm chui – cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh & Nguyễn Hữu Thọ (gần 5.000 tỷ đồng), dự án cầu Thủ Thiêm 3 & 4, dự án đường trục Bắc – Nam kết nối khu trung tâm với các Q.4, Q.7 và Nhà Bè (kinh phí dự trù hơn 8.500 tỷ đồng); tuyến Metro số 4 (hơn 97.000 tỷ đồng)… Các dự án hạ tầng được triển khai đang tăng cường kết nối giao thương cho Nam Sài Gòn đến các khu vực lân cận, tạo nên động lực cho thị trường BĐS khu vực.

 

Ngoài ra, khu vực này còn có sức hấp dẫn riêng biệt nhờ thừa hưởng hạ tầng và tiện ích đẳng cấp của Phú Mỹ Hưng – khu đô thị kiểu mẫu của cả nước với: TTTM SC Vivo City, Crescent Mall, trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn SECC, bệnh viện FV, Viện tim Tâm Đức, ĐH RMIT và các trường quốc tế Anh, Mỹ, Nhật, Hàn…

Từ tâm điểm KĐT quốc tế Phú Mỹ Hưng, tốc độ đô thị hóa khu Nam ngày càng tăng cao. Cuối năm 2019, tại Hội nghị Thành ủy TP.HCM, Nhà Bè đã được đề xuất quy hoạch từ huyện lên quận. Nhà Bè hiện là nơi có sức bật mạnh nhất trong nhóm 4 huyện được xem xét, hứa hẹn thúc đẩy một thị trường BĐS vô cùng sôi động trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, để tạo nên sự kết nối mạnh mẽ giữa trung tâm hành chính khu Nam Sài Gòn đến các đô thị vệ tinh tại Long An, TP.HCM cũng đã phê duyệt chủ trương mở rộng tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Lương và khởi công xây dựng cầu Rạch Đỉa 470 tỷ, cầu Long Kiểng 436 tỷ, cầu Rạch Dơi 602 tỷ và cầu Rạch Tôm.

Loạt chủ đầu tư đổ bộ

Thị trường BĐS TP.HCM được dự báo sẽ hạn hẹp nguồn cung ít nhất là trong 2 năm tới. Trong khi đó, tại các đô thị vệ tinh khu Nam Sài Gòn, quỹ đất còn tương đối lớn, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, điều kiện sinh thái lý tưởng với mảng xanh và hệ thống kênh rạch dày đặc… Với tầm nhìn chiến lược của nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, một làn sóng đầu tư đang được đổ bộ về nơi đây

Hàng loạt các dự án tầm cỡ được đầu tư, quy mô lên đến vài chục hecta. Điển hình như dự án phức hợp được định danh là KĐT lớn thứ 2 khu Nam (sau Phú Mỹ Hưng) với quy mô gần 350ha của tập đoàn GS (Hàn Quốc) cũng đang bắt đầu khởi động trở lại. Bên cạnh đó, thời gian qua, khu vực còn đón nhận dòng vốn đầu tư mạnh mẽ từ các chủ đầu tư lớn như: Vingroup, FLC, Nam Long, Becamex…

 

Hàng loạt các dự án giao thông trọng điểm đã, đang và sẽ triển khai làm tăng chất lượng sống của người dân ở khu vực phía Nam Sài Gòn, đồng thời giá trị BĐS nơi đây cũng được nâng lên. Nhờ đó, sức nóng của thị trường khu vực này trong những năm qua là điều dễ lý giải.

So với khu vực khác, Nam Sài Gòn từng được biết đến là thị trường mới mẻ, thu hút nhà đầu tư bởi mức giá mềm. Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây, toàn thị trường đang liên tục xác lập những mặt bằng giá mới.

Anh Trần Thanh Lực, một nhà đầu tư cá nhân chia sẻ: “Đầu năm 2018, tôi cùng vài người bạn đầu tư vào lô đất gần ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ giá hơn 1,1 tỷ. Đến nay, lô đất của tôi đã tăng hơn 1,7 tỷ rồi, ước lượng cũng tăng gần 55%”.

Góp thêm điểm sáng cho thị trường BĐS phía Nam Sài Gòn, giá đất tại Cần Giuộc, Long An – đô thị vệ tinh liền kề TP.HCM hiện ở mức 18 – 25 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi chỉ từ 2016 – 2019. Tuy nhiên, mức giá này vẫn “mềm” hơn TP.Tân An khoảng 20 – 45% tùy vị trí.

Với vị trí chiến lược liền kề TP.HCM, Cần Giuộc là “bến đỗ” của các KĐT cảng biển lớn trong tương lai. Các dự án này được kết nối qua Nguyễn Văn Tạo, trục đường được phê duyệt mở rộng lên 60m – 6 làn xe. Tuyến đường này đi qua nhiều KĐT tiềm năng, hiện là những điểm sôi động của thị trường đất nền Cần Giuộc. Theo giới đầu tư nhận định, mặt bằng giá Cần Giuộc nói riêng và khu Nam Sài Gòn nói chung sẽ còn tiếp tục tăng mạnh khi hạ tầng giao thông được triển khai hoàn thiện.